Thứ bảy, 11/05/2024

TP.HCM triển khai trao đổi tín chỉ carbon đầu tiên trên cả nước - đây là lý do

27/04/2024 9:11 AM (GMT+7)

Triển khai cơ chế đặc thù để phát triển thị trường carbon theo Nghị quyết 98, TP.HCM nghiên cứu không chỉ bán mà còn có thể mua tín chỉ carbon ở các quốc gia khác để phục vụ yêu cầu phát triển của thành phố.

Là trung tâm kinh tế của cả nước, TP.HCM là địa phương đầu tiên trên toàn quốc thực hiện thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon. Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã chủ động đề ra các nhiệm vụ nhằm triển khai thực hiện cam kết của Chính phủ là Việt Nam sẽ đưa mức phát thải ròng khí nhà kính về 0 vào năm 2050.

Khai thác chứng chỉ carbon rừng

Sản xuất nông nghiệp không bền vững là một trong những nguyên nhân làm tăng phát thải nhà kính, gia tăng biến đổi khí hậu. Trong cơ cấu phát thải khí nhà kính của TP.HCM, phát thải của nông nghiệp chiếm tỷ trọng khoảng 1,1%.

Vì vậy, TP.HCM sẽ tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi xanh trong nông nghiệp; bảo vệ rừng phòng hộ và đặc dụng ven biển, quản lý rừng bền vững và khai thác chứng chỉ carbon rừng.

tp.hcm phat trien thi truong tin chi carbon

TP.HCM tiếp tục bảo vệ rừng phòng hộ và đặc dụng ven biển, quản lý rừng bền vững và khai thác chứng chỉ carbon rừng. Ảnh: Thanh Toàn

Theo UBND TP.HCM, ước tổng lượng tích tụ carbon của toàn bộ diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ hơn 3,67 triệu tấn carbon, tương đương lượng CO2 hấp thụ hơn 13,47 triệu tấn.

Vì thế thời gian tới, việc hoàn thiện chính sách và kết nối thị trường tín chỉ carbon trong nước với quốc tế là cần thiết.

UBND TP.HCM cho biết thành phố đang đề xuất các dự án, chương trình tham gia thí điểm cơ chế tài chính thực hiện biện pháp giảm phát thải khí nhà kính theo cơ chế bù trừ tín chỉ carbon.

Theo đó, TP.HCM đề ra các giải pháp chủ yếu gồm: Nghiên cứu thị trường tín chỉ carbon, hướng đến mục tiêu mở ra dòng tài chính mới, phục vụ mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu, khai thác hiệu quả tiềm năng, nâng cao chất lượng của rừng ngập mặn.

TP.HCM đánh giá cụ thể về tiềm năng mà các lĩnh vực có thể triển khai để thu hồi carbon như rừng Cần Giờ, các hoạt động nông nghiệp, xử lý chất thải.

Sau khi có nghiên cứu, đánh giá tổng thể, thành phố xác định các lĩnh vực ưu tiên để kêu gọi hợp tác triển khai. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ cần dựa vào tiềm năng của từng nhóm dự án để ban hành chính sách phù hợp.

TP.HCM tiếp tục bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trong Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần Giờ. Ảnh: Thanh Toàn

Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. Ảnh: Thanh Toàn

TP.HCM triển khai cơ chế đặc thù để phát triển thị trường carbon theo Nghị quyết 98/NQ-CP của Chính phủ; nghiên cứu không chỉ bán mà còn có thể mua tín chỉ carbon ở các quốc gia khác để phục vụ yêu cầu phát triển thành phố.

TP.HCM nghiên cứu hệ thống kiểm kê khí nhà kính, hệ thống giám sát phát thải khí nhà kính và hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định từ cấp quốc gia cho đến cấp cơ sở phát thải; đề ra lộ trình giảm phát thải cho từng ngành, tiểu ngành một cách minh bạch, đầy đủ và phù hợp với điều kiện cụ thể.

Thành phố đẩy mạnh các hoạt động nâng cao nhận thức để các cơ sở, doanh nghiệp phát triển công nghệ, chuẩn bị điều kiện tham gia; hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tham gia thị trường carbon trong nước.

Bên cạnh đó, thành phố tiếp tục bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trong Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ và rừng phòng hộ, đặc dụng tại huyện Bình Chánh, Củ Chi.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vé máy bay của 4 hãng qua kiểm tra, kết quả ra sao?

Vé máy bay của 4 hãng qua kiểm tra, kết quả ra sao?

Đợt kiểm tra của cơ quan chức năng cho thấy hoạt động bán vé, kê khai, niêm yết giá vé máy bay của các hãng hàng không Việt Nam cho thấy giá vé tăng từ 2,1% đến 39,9% nhưng không vượt trần.

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Số người siêu giàu ở Việt Nam - là những cá nhân sở hữu tài sản từ 30 triệu USD trở lên - được ước tính là 752 người vào năm 2023, tăng 2,4% so với năm 2022. Mức tăng này cao gấp ba lần Thái Lan, với 0,8%.

Vietnam Airlines đề xuất tiếp tục khai thác tại nhà ga cũ sân bay Tân Sơn Nhất

Vietnam Airlines đề xuất tiếp tục khai thác tại nhà ga cũ sân bay Tân Sơn Nhất

Hãng hàng không Vietnam Airlines đã đề xuất phương án tiếp tục khai thác tại nhà ga T1 - nhà ga quốc nội Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, thay vì sẽ dời sang nhà ga mới T3.

Điều thú vị về món ăn Hoa hậu Mỹ Linh thưởng thức tại Thượng Hải

Điều thú vị về món ăn Hoa hậu Mỹ Linh thưởng thức tại Thượng Hải

Mỹ Linh ấn tượng với chất lượng thơm ngon của món mì cua và bánh bao nước.

Hàng trăm dự án tồn đọng tại TP.HCM đang chờ định giá đất

Hàng trăm dự án tồn đọng tại TP.HCM đang chờ định giá đất

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho hay số lượng hồ sơ dự án tồn đọng chưa xác định được giá đất trên địa bàn thành phố còn rất lớn. Điều này làm ảnh hưởng đến tiến độ cấp sổ hồng của hàng loạt công trình.

Nóng: Thanh tra, kiểm tra ngay thị trường vàng

Nóng: Thanh tra, kiểm tra ngay thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng.