Thứ ba, 21/05/2024

Thị trường làm đẹp, mỹ phẩm Việt Nam hấp dẫn thương hiệu quốc tế

29/07/2023 8:00 AM (GMT+7)

Doanh thu của ngành làm đẹp và chăm sóc cá nhân ở Việt Nam dự kiến đạt 2,36 tỷ USD vào năm 2023, với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ước tính là 3,32% giai đoạn 2023 - 2027.

Tại chuỗi hội thảo chuyên ngành làm đẹp, mỹ phẩm thuộc triển lãm Vietbeauty & Cosmobeauté Vietnam 2023 đang diễn ra ở Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP. Hồ Chí Minh, các chuyên gia đánh giá thị trường ngành làm đẹp Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, trở thành phân ngành phát triển nhanh nhất trong nhóm hàng tiêu dùng nhanh. Đồng thời, tiêu chuẩn trong ngành này ngày càng nâng cao, đòi hỏi doanh nghiệp mỹ phẩm cần đổi mới sáng tạo để không bị bỏ lại trên thị trường.

Thị trường làm đẹp, mỹ phẩm Việt Nam hấp dẫn thương hiệu quốc tế - Ảnh 1.

Theo báo cáo của Công ty Nghiên cứu thị trường Statista (Đức), doanh thu của ngành làm đẹp và chăm sóc cá nhân Việt Nam dự kiến đạt 2,36 tỷ USD vào năm 2023, với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ước tính là 3,32% giai đoạn 2023 - 2027. Trong số đó, doanh thu của ngành này sẽ được thúc đẩy bởi các kênh trực tuyến, nhất là mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da.

Một số xu hướng chính trong ngành làm đẹp tại Việt Nam phải kể đến sự thay đổi trong tâm lý người tiêu dùng như ngày càng yêu thích sản phẩm hữu cơ tự nhiên, lối sống lành mạnh... cho đến việc ưa chuộng sản phẩm, công nghệ từ Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu.

Mặt khác, kênh thương mại điện tử chiếm ưu thế, sự trỗi dậy của xu hướng làm đẹp từ Hàn Quốc (K-beauty) và Nhật Bản (J-Beauty), cùng việc gia tăng mối quan tâm dành cho sản phẩm chăm sóc cá nhân cho nam giới đang làm chuyển dịch bối cảnh ngành làm đẹp tại Việt Nam.

Cụ thể, thế hệ trẻ là một trong những phân khúc khách hàng quan tâm đến xu hướng thời trang, làm đẹp và sẵn sàng chi tiêu cho những thứ đắt tiền. Do đó, sản phẩm làm đẹp, mỹ phẩm chất lượng có lợi thế chinh phục người tiêu dùng trong thời gian tới.

Với công nghệ làm đẹp và số hóa hiện nay cho phép người tiêu dùng thuận lợi sử dụng ứng dụng dành cho thiết bị di động và nền tảng trực tuyến hơn để nghiên cứu, mua sắm và đánh giá sản phẩm làm đẹp trên thị trường toàn cầu, chứ không dừng lại ở thị trường nội địa. Người tiêu dùng Việt Nam còn cho thấy, ngày càng kén chọn và thông thái hơn trong việc làm đẹp; sử dụng mỹ phẩm tự nhiên, được cá nhân hóa và đang tìm kiếm công nghệ cao.

Việt Nam được doanh nghiệp trong và ngoài nước đánh giá là điểm đến hấp dẫn của thương hiệu mỹ phẩm nước ngoài và điều này thể hiện qua tỷ lệ 93% sản phẩm chăm sóc cá nhân được nhập khẩu. Trong số đó, Hàn Quốc là quốc gia xuất khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam lớn nhất, tiếp theo là các nước châu Âu, Nhật Bản, Thái Lan, Mỹ, Singapore, Trung Quốc... Trong khi đó, những thương hiệu nội địa chỉ tập trung vào phân khúc bình dân, cạnh tranh chủ yếu về giá cả.

Theo bà Claudia Bonfiglioli, Tổng giám đốc chuỗi triển lãm ngành làm đẹp Công ty Informa Markets, sự xuất hiện của hàng loạt chuỗi bán lẻ quốc tế tại Việt Nam đã giúp mỹ phẩm nhập khẩu tiếp cận rộng hơn tới đối tượng khách hàng có thu nhập tầm trung và giàu có ở Việt Nam. Đồng thời, nhận thấy tiềm năng rộng mở của thị trường Việt Nam, không ít công ty mỹ phẩm cao cấp nước ngoài cũng mở rộng mạng lưới đại lý, hệ thống nhà phân phối và văn phòng đại diện tại Việt Nam, lựa chọn Việt Nam làm điểm sáng mới để phát triển.

Bên cạnh đó, thông qua một số Hiệp định thương mại tự do, thương hiệu mỹ phẩm nước ngoài được tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận gần hơn với thị trường Việt Nam. Điển hình, thuế suất thuế nhập khẩu vào thị trường Việt Nam ưu đãi hiện hành của mỹ phẩm dao động từ 10%-27%.

Còn Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội tinh dầu, hương liệu, mỹ phẩm Việt Nam (VOCA) cho rằng, kết nối với cộng  đồng ngành công nghiệp làm đẹp trong nước và toàn cầu sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong ngành làm đẹp và khách hàng tại Việt Nam ngày càng tiếp nhận nhiều thương hiệu mới, ý  tưởng mới của ngành trong nước và quốc tế. Điều này mở ra nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực làm đẹp tại Việt Nam đa dạng hóa sản phẩm.

TTXVN

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Canh chua cá Việt Nam vào top 10 món từ cá ngon nhất thế giới

Canh chua cá Việt Nam vào top 10 món từ cá ngon nhất thế giới

Canh chua cá, món canh chua ngọt rất bản địa của Việt Nam, đã được tạp chí ẩm thực quốc tế TasteAtlas vinh danh trong top 10 món cá được đánh giá ngon nhất thế giới.

Giá thực phẩm tươi sống ở chợ truyền thống tăng cao

Giá thực phẩm tươi sống ở chợ truyền thống tăng cao

Trong 1-2 tuần gần đây, giá thực phẩm, rau củ quả tại chợ truyền thống ở TP.HCM tăng cao, làm cho người lao động gặp khó khăn và giảm chi tiêu. Nguyên nhân giá thực phẩm tăng do nguồn cung giảm sút.

300 nhà cung cấp từ Mỹ, Anh, Trung Quốc sẽ giới thiệu công nghệ mới tại TP.HCM

300 nhà cung cấp từ Mỹ, Anh, Trung Quốc sẽ giới thiệu công nghệ mới tại TP.HCM

300 nhà cung cấp từ Mỹ, Anh, Trung Quốc,... sẽ giới thiệu xu hướng công nghệ mới, có tính ứng dụng cao tại Diễn đàn Công nghệ iTech Expo-TP.HCM 2024 tổ chức từ ngày 10 đến 12/7.

Bản Quy hoạch Thủ đô đưa ra quan điểm mới về sự phát triển của Nam Hà Nội

Bản Quy hoạch Thủ đô đưa ra quan điểm mới về sự phát triển của Nam Hà Nội

Khu vực phía Nam Hà Nội được đánh giá còn nhiều dư địa để phát triển bất động sản. Đặc biệt, với sự phát triển vượt trội về hạ tầng, năm 2024 sẽ là đòn bẩy kích bất động sản khu Nam Hà Nội bứt phá.

Lý do Hoa hậu Ngọc Hân rời ghế Phó Tổng giám đốc Ninh Vân Bay

Lý do Hoa hậu Ngọc Hân rời ghế Phó Tổng giám đốc Ninh Vân Bay

Hoa hậu Ngọc Hân (Đặng Thị Ngọc Hân) được chấp thuận thôi làm Phó Tổng giám đốc Ninh Vân Bay để tập trung vào mục tiêu cá nhân khác của cô.

Làn sóng du lịch hè sẽ giúp hàng không 'bận rộn'?

Làn sóng du lịch hè sẽ giúp hàng không 'bận rộn'?

Các hãng hàng không tích cực khai thác các đường bay đến nhiều quốc gia như Singapore, Ấn Độ... để phục vụ nhu cầu hành khách, kích cầu du lịch trong cao điểm hè sắp tới.