Thứ hai, 29/04/2024

Lo ngại gia cầm nhập lậu “gắn mác” Đồng Nai đưa đi tiêu thụ các nơi

28/03/2024 6:30 AM (GMT+7)

Không phải là tỉnh biên giới nhưng lượng gia cầm nhập lậu về Đồng Nai không hề nhỏ, đe dọa an toàn dịch của vùng chăn nuôi lớn nhất nước. Bộ NNPTNT mới đây phải gởi công điện khẩn, yêu cầu địa phương này tăng cường hành động, ngăn chặn tình trạng này.

Lo ngại gia cầm nhập lậu "gắn mác" gà Đồng Nai

Ông Hà Văn Thành, một nông dân chăn nuôi gà ở Đồng Nai chia sẻ rằng, ông thắc mắc tại sao lại là công điện khẩn cho riêng tỉnh Đồng Nai.

Theo ông Thành, công điện rõ ràng thừa nhận việc có tình trạng nhập lậu gia cầm vào trong nước, và nhập lậu rất nhiều. Đây cũng là nguyên nhân khiến người chăn nuôi trong nước gặp nhiều khó khăn vì sản phẩm khó cạnh tranh.

Song nếu ngăn chặn nhập lậu thì trước hết phải là trách nhiệm từ các tỉnh biên giới, các tỉnh có nhiều cửa khẩu. "Đồng Nai dù là có nhiều trang trại, nhưng nếu quản lý cửa khẩu tốt thì sao gà vận chuyển đến Đồng Nai được", ông Thành nói.

Tính đến tháng 2/2024, tổng đàn gia cầm Đồng Nai ước tính hơn 25,9 triệu con. Trong đó, đàn gà hơn 23 triệu con. Đồng Nai được xem là thủ phủ chăn nuôi gia cầm của cả nước. Ảnh: Trần Khánh

Tính đến tháng 2/2024, tổng đàn gia cầm Đồng Nai ước tính hơn 25,9 triệu con. Trong đó, đàn gà hơn 23 triệu con. Đồng Nai được xem là thủ phủ chăn nuôi gia cầm của cả nước. Ảnh: Trần Khánh

Ông Lê Văn Quyết - Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ cho biết, không phải là tỉnh biên giới song nhiều năm nay, Đồng Nai phải vất vả đối phó với tình trạng nhập lậu gia cầm.

Theo ông Quyết, không loại trừ khả năng nhiều người đưa gia cầm nhập lậu vào Đồng Nai, rồi gắn mác là sản phẩm của địa phương, sau đó đưa đi các nơi để tiêu thụ.

"Việc này vừa đe dọa an toàn thực phẩm của người tiêu dùng, vừa gây mất an toàn vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi. Dịch bệnh một khi lây lan sẽ tàn phá ngành chăn nuôi trong tỉnh", ông Quyết nói.

Gia cầm nhập lậu vào Đồng Nai không chỉ đe dọa thị trường tiêu thụ trong nước mà còn ảnh hưởng tới xuất khẩu.

Đồng Nai hiện có doanh nghiệp chăn nuôi gia và sản phẩm gia cầm xuất khẩu sang nhiều nước. Nếu dịch bệnh lây lan, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu này, ông Quyết thông tin thêm.

Theo thống kê của thanh tra ngành nông nghiệp, năm 2023, lực lượng chức năng đã bắt 131 vụ, thu giữ khoảng 160.000 con gia súc, gia cầm nhập lậu.

Tuy nhiên, ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NNPTNT cho rằng, số lượng nhập lậu trong thực tế có thể lên tới hàng triệu con gia cầm. Đây là mối nguy lớn cho ngành chăn nuôi Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung.

Ông Lê Văn Quyết - Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ cho biết, việc kiểm soát chặt gia cầm nhập lậu là cần thiết. Ảnh: T.L

Ông Lê Văn Quyết - Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ cho biết, việc kiểm soát chặt gia cầm nhập lậu là cần thiết. Ảnh: T.L

Ngày 22/3 vừa qua, Bộ NNPTNT đã có công điện khẩn số 2099/CĐ-BNN-TY gửi UBND tỉnh Đồng Nai về việc ngăn chặn gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam.

Bộ NNPTNT nhận định, nhập lậu gia cầm là nguyên nhân dẫn đến các chủng virus cúm gia cầm và các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác xâm nhiễm từ nước ngoài vào Việt Nam.

Việc nhập lậu sẽ gây ra dịch bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi gia cầm, sức khỏe người dân và tác động xấu đến môi trường đầu tư phát triển chăn nuôi trong nước.

Không để lây lan dịch bệnh từ gia cầm nhập lậu

Ngày 27/3 tại Hà Nội, Bộ NNPTNT phối hợp Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024.

Ông Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, Việt Nam là một trong những điểm nóng về dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó có dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người như cúm A/H5N1.

Ngành Y tế nhận định, Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ gia tăng và quay trở lại của bệnh cúm gia cầm trên người. Ảnh: Trần Khánh

Ngành Y tế nhận định, Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ gia tăng và quay trở lại của bệnh cúm gia cầm trên người. Ảnh: Trần Khánh

Dịch cúm A/H5N1 được ghi nhận lần đầu vào năm 2003. Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới.

Sau 8 năm không có ca bệnh, đến tháng 10/2022, trong nước đã ghi nhận trường hợp cúm A/H5N1 trên người. Đặc biệt, mới đây, vào tháng 3/2024, nước ta đã có ca tử vong do cúm A/H5N1 tại Khánh Hòa.

Ông Đức nhận định, Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ gia tăng và quay trở lại của bệnh cúm gia cầm trên người.

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến, Việt Nam là quốc gia có tổng đàn vật nuôi lớn trên thế giới. Hiện cả nước có trên 550 triệu con gia cầm.

Việt Nam lại có đường biên giới dài. Tình trạng nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm còn xảy ra tại các tỉnh biên giới. "Cộng với thời tiết diễn biến thất thường, đây là những yếu tố khiến nguy cơ dịch bệnh bùng phát", Thứ trưởng nhấn mạnh.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai, toàn tỉnh có 7/14 huyện, thành phố có nguy cơ thấp, và 4 huyện nguy cơ cao đối với dịch bệnh cúm gia cầm. Tuy nhiên, tình hình dịch cúm gia cầm tại các địa phương có nguy cơ cao đang được kiểm soát tốt.

Ngành chăn nuôi Đồng Nai đang nỗ lực kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia cầm của tỉnh. Ảnh: Trần Khánh

Ngành chăn nuôi Đồng Nai đang nỗ lực kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia cầm của tỉnh. Ảnh: Trần Khánh

Cuối tháng 2 vừa qua, UBND tỉnh Đồng Nai tiếp tục ban hành kế hoạch nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Ông Trần Lâm Sinh – Phó giám đốc Sở NNPTNT Đồng Nai cho biết, công điện mới đây của Bộ NNPTNN có tính lưu ý cao. Tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm đang diễn biến phức tạp. Việc lưu ý, đề nghị như thế là cần thiết, vừa bảo vệ người tiêu dùng, vừa bảo vệ ngành chăn nuôi của tỉnh.

Hiện tại, Đồng Nai đang nỗ lực triển khai theo các chỉ đạo của Bộ NNPTNT. Đồng Nai đã lập đội quản lý, gồm lực lượng 389, Quản lý thị trường, Công an cùng các ban ngành chức năng của Sở NNPTNT.

"Đồng Nai tăng cường triển khai tại các đầu mối giao thông, các chốt chặn để kiểm tra, giám sát. Nếu phát hiện gia cầm nhiễm dịch sẽ tiêu hủy", ông Sinh chia sẻ.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Siêu thị đua giảm giá 5 ngày nghỉ lễ

Siêu thị đua giảm giá 5 ngày nghỉ lễ

Các siêu thị, hệ thống bán lẻ đang đua giảm giá, khuyến mãi dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Nghỉ đến 5 ngày nên các mặt hàng tươi sống giảm giá sâu để người dân mua sắm, mở tiệc tại nhà.

Nhộn nhịp đại công trường nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

Nhộn nhịp đại công trường nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

Dưới cái nắng gay gắt, hàng trăm công nhân, kỹ sư vẫn miệt mài lao động để sớm đưa dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất về đích đúng hẹn.

Thái Lan có đến 3 thành phố được người Việt đổ xô tìm kiếm, đi du lịch lễ 30/4

Thái Lan có đến 3 thành phố được người Việt đổ xô tìm kiếm, đi du lịch lễ 30/4

Các thành phố được mệnh danh là thiên đường du lịch ở khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á được người Việt yêu thích. Đáng chú ý, Thái Lan có đến 3 thành phố được người Việt quan tâm dịp lễ 30/4 này.

Bất động sản Phát Đạt trong cơn khát dòng tiền

Bất động sản Phát Đạt trong cơn khát dòng tiền

Công ty cổ phần Phát triển BĐS Phát Đạt (PDR) đặt nhiệm vụ cao nhất của năm 2024 là tập trung vào chiến lược bán hàng hiệu quả để tạo ra dòng tiền nhanh nhất. Dòng tiền cũng sẽ là trọng điểm của PDR trong 3-5 năm tới.

Lễ 30/4, những điểm người dân TP.HCM có thể xem pháo hoa

Lễ 30/4, những điểm người dân TP.HCM có thể xem pháo hoa

Lễ 30/4, người dân TP.HCM có thể xem pháo hoa tại 5 điểm. Trong đó có 3 điểm nằm ở TP.Thủ Đức.

Những món nghe tên ngồ ngộ nhưng thưởng thức thơm ngon tại Cần Giờ

Những món nghe tên ngồ ngộ nhưng thưởng thức thơm ngon tại Cần Giờ

Cần Giờ được biết là một ốc đảo xanh tươi nhờ thiên nhiên ưu đãi với hệ sinh thái rừng ngập mặn, đặc biệt với nhiều sản vật tươi sống, tạo nên nền ẩm thực Cần Giờ phong phú và đa dạng như Gỏi cá thòi lòi trộn lá lìm kìm, Lẩu ba khía lá buôi, Cá dứa một nắng, địa sâm...