Thứ năm, 16/05/2024

Còn dân Nam bộ, còn đờn ca tài tử

16/02/2024 6:00 PM (GMT+7)

Nhạc đờn ca tài tử loại hình nghệ thuật vừa đậm chất dân gian, vừa mang tính bác học. Từ khá lâu, đã trở thành nét văn hóa đặc trưng trên vùng đất phương Nam.

Xuất hiện và phát triển mạnh vào cuối thế kỷ XIX, đờn ca tài tử (ĐCTT) là thú chơi tao nhã của người bình dân Nam bộ những lúc nông nhàn, thường diễn ra ngoài sân vườn, đồng ruộng, trên ghe thương hồ…

Thuở xưa, tại các lễ hội đình làng, hay tại các đám cưới, giỗ quảy, đầy tháng, thôi nôi, mừng thọ… Gia chủ, người giàu có thường rước ban ĐCTT về đờn ca hát xướng, cho không khí "rậm đám". Tuy nhiên, cái chính là sự so tài cao thấp của các tài tử, nghệ nhân. Do vậy, đôi khi buổi đờn ca diễn ra thâu đêm, suốt sáng bên tiệc rượu. Trên các chợ nổi, vàm sông, đang đậu nghỉ chờ con nước, các ghe thương hồ hay tụ tập sinh hoạt đờn ca, giao lưu, kết bạn xa gần qua điệu Nam Xuân hay câu vọng cổ để giải khuây, đỡ nhớ quê nhà, trên bước đường "gạo chợ nước sông".

Còn dân Nam bộ, còn đờn ca tài tử- Ảnh 1.

Đờn ca tài tử là nét văn hóa, tự tình của người dân đất phương Nam. Ảnh: Vũ Thống Nhất

Theo tác giả 100 năm cải lương Việt Nam, ĐCTT xuất hiện bất cứ nơi nào… nhưng khi chơi là rất nhiệt tình, vô điều kiện. Tài tử giai nhân đã nhập cuộc là dường như quên hết sự đời… Và "ĐCTT không đòi hỏi có tiền bạc mới tham gia, tiệc trà hay rượu ai có gì cứ mang ra thưởng thức chung, không bắt buộc".

Về nguồn gốc của ĐCTT, có người cho rằng, sau biến cố kinh đô Huế thất thủ năm 1885 của triều đình Hàm Nghi, ông Nguyễn Quang Đại (Ba Đại) cùng nhiều quan lại, dân lính triều đình chạy về phương Nam lánh nạn, với vốn Nhã nhạc sẵn có ông đã cải biên một số bài bản trở thành đặc trưng âm nhạc Nam bộ và tạo nên phong trào ĐCTT.

Có thể nói, trong thời gian khá dài, ĐCTT đã hiện diện làm phong phú đời sống văn hóa nhân dân Nam bộ. Đây cũng là bộ môn nghệ thuật nền sản sinh ra sân khấu cải lương, với sức sống mạnh mẽ, lan tỏa khắp vùng.

Trong thời bao cấp, chạy đua với "cơm, áo, gạo, tiền", có lúc ĐCTT chựng lại. Sang thời đổi mới, kinh tế vực dậy, kéo theo bộ môn ĐCTT hồi sinh. Nhà nước có chủ trương hỗ trợ trong việc phổ biến, truyền dạy, nhất là công tác bảo tồn và phát huy. Đặc biệt, từ khi được UNESCO vinh danh là "Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại", cứ ba năm một lần, ĐCTT trở thành sự kiện văn hóa lớn ở Nam bộ. Liên hoan ĐCTT quốc gia năm 2014 tổ chức tại tỉnh Bạc Liêu, năm 2017 tại Bình Dương, và năm 2022 tại thành phố Cần Thơ. Đồng thời, nhiều cuộc liên hoan, hội thi ĐCTT tỉnh, huyện cũng thường xuyên được tổ chức.

Còn dân Nam bộ, còn đờn ca tài tử- Ảnh 2.

Ban nhạc đờn ca tài tử trên bưu thiếp thời Pháp thuộc

Cũng nên trở lại, ĐCTT vốn là loại hình nghệ thuật mang tính "thính phòng", chủ yếu để nghe. Đồng thời là một lối chơi tao nhã, tri âm, tri kỷ của một nhóm sở thích, trong không gian hạn chế, càng không phải là hình thức trình diễn trên sân khấu. Vì vậy, về lý thuyết, cuộc chơi phải đảm bảo thực hành đầy đủ 20 bài bản Tổ (3 bài Nam, 6 bài Bắc, 7 bài Hạ hay Lễ, và 4 bài Oán). Cách làm này, vừa qua các địa phương Nam bộ đã làm theo lối bảo tồn, bám thể lệ thi cử, bê nguyên xi chương trình lên truyền hình, thể hiện bài ca một cách đơn điệu, khô khan cho dù phục vụ du khách trong "tum" khu du lịch vườn, hay sân khấu ngoài trời, nhà hàng, du thuyền...

Lối thực hành đờn ca theo đúng bài bản truyền thống đã không còn phù hợp với thị hiếu công chúng. Bởi chương trình chỉ tập trung cho yếu tố "nghe". Hơn nữa, ĐCTT thường thiên về giai điệu trầm lắng, ai oán nên làm cho không khí chùng xuống. Đem cái tĩnh lặng ra trình diễn ở một không gian sôi động, giữa hàng trăm thực khách trong nhà hàng, du thuyền hay màn ảnh nhỏ, sân khấu biểu diễn... tất nhiên, người thưởng thức dễ chán ngán, rời cuộc chơi. Bởi phần lớn công chúng, du khách tìm đến các không gian nghệ thuật thường là giải trí, chứ không phải để nghiên cứu, học tập.

Theo một số nhà nghiên cứu, để tìm ra hướng đi phù hợp với trào lưu, cần xem phần nào của ĐCTT cần bảo tồn, phần nào phải phát huy, kể cả phát triển để hòa nhịp cùng đời sống hiện đại, nhất là khi đưa ĐCTT vào không gian du lịch, phục vụ du khách.

Còn dân Nam bộ, còn đờn ca tài tử- Ảnh 3.

Biểu diễn đờn ca tài tử trên sông. Ảnh: TL

Cụ thể như: Khi tổ chức chương trình trên sân khấu, ĐCTT phải được sân khấu hóa; đưa lên truyền hình, cần được truyền hình hóa; vào không gian du lịch, tất nhiên sẽ phải du lịch hóa. Chương trình cần được dàn dựng gọn nhẹ, mang yếu tố biểu diễn, có kịch bản, câu chuyện đầu, có đuôi để người xem – nghe dễ tiếp nhận. Đồng thời người ca phải có tố chất diễn viên, được hóa trang thành nhân vật (bác Ba, anh Tư, chị Út,…), có thể giao lưu khóc, cười, giận, vui; với sự hỗ trợ mức độ của cảnh trí, đạo cụ, kỹ xảo âm thanh, ánh sáng.

Theo hướng này, bước đầu ban ĐCTT huyện Tam Bình (Vĩnh Long), trình diễn phục vụ khách Tây trên du thuyền Victoria đi tuyến sông Hậu - Cần Thơ – Campuchia khá hiệu quả, được người xem hào hứng đón nhận. Về thể hiện, nên rút gọn thời gian tránh kéo dài lê thê, sử dụng giai điệu buồn thảm. Lời ca cũng cần viết mới, cập nhật đời sống nhưng không nặng kiểu cổ động, mà rất trữ tình chạm vào cảm xúc người thưởng thức.

Thời xưa, các nhà tổ chức ĐCTT đã nghĩ cách tiếp cận rộng rãi công chúng qua hình thức "ca ra bộ" (người biểu diễn vừa hát, vừa tạo cử chỉ, điệu bộ). Ở thời buổi công nghệ phát triển, cần suy nghĩ nhiều hơn, sáng tạo hơn, làm thế nào để ĐCTT tăng tính hấp dẫn, nhất là phải đáp ứng được thị hiếu của công chúng.

Có thể nói, hơn 100 năm qua, từ nguồn gốc âm nhạc cung đình (Nhã nhạc), ĐCTT đã trở thành một hình thức nghệ thuật dân gian gắn bó với người và đất phương Nam. Và nếu còn người Nam bộ, thì còn ĐCTT.

Đờn ca tài tử là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm bốn loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

PGS.TS Phan Thanh Bình: Phải tính kế sách trăm năm cho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

PGS.TS Phan Thanh Bình: Phải tính kế sách trăm năm cho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

PGS.TS Phan Thanh Bình cho rằng, bảo vệ ĐBSCL là cấp bách, cấp thiết nhưng phải gắn với căn cơ và lâu dài, phải tính kế sách trăm năm chứ không phải vài năm hay vài chục năm.

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng trong năm 2024, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối "cung - cầu" nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc "neo giá cao".

Thuốc lá thế hệ mới: Chưa nhập khẩu mà đã không quản lý được thì không nên thí điểm

Thuốc lá thế hệ mới: Chưa nhập khẩu mà đã không quản lý được thì không nên thí điểm

Theo Cục Pháp chế (Bộ Công an), công tác quản lý thuốc lá thế hệ mới ở Việt Nam đang có nhiều hạn chế khi các sản phẩm này chưa được cấp phép, nhưng có thể mua một cách dễ dàng.

Lễ hội Bánh mì, nhớ đi bằng được!

Lễ hội Bánh mì, nhớ đi bằng được!

Chưa nước nào thống kê được, có bao nhiêu loại bánh mì, nói chi cả thế giới và số lượng không ngừng gia tăng. Điều chắc chắn, bánh mì phổ biến nhất, lâu đời nhất, được làm từ bột mì, trộn nước và nướng.

ST Telemedia Global Data Centres liên doanh với VNG xây dựng Trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

ST Telemedia Global Data Centres liên doanh với VNG xây dựng Trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

ST Telemedia Global Data Centres (STT GDC) và VNG Corporation (VNG) vừa công bố hợp tác về xây dựng và vận hành các dự án trung tâm dữ liệu theo tiêu chuẩn quốc tế tại TP.HCM.

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

TP.HCM yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị đầu tư sử dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu chất thải, cải thiện chất lượng môi trường.